Dư luận bất an về chất lượng tiến sĩ là điều tích cực

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT, cho biết như vậy xung quanh chủ đề đào tạo tiến sĩ đang thu hút sự chú ý của dư luận thời gian qua.


Trao đổi với báo chí ngày 26/4, bà Phụng cho rằng: Việc xã hội quan tâm chất lượng sẽ tạo ra yêu cầu, sức ép, buộc các cơ sở đào tạo phải đầu tư và khắt khe hơn trong đánh giá để nâng cao chất lượng.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên đánh giá một cách công bằng kết quả đào tạo dựa trên điều kiện trong nước so với các nước phát triển. Nghiên cứu khoa học ở các cơ sở đào tạo của nước ta vẫn còn hạn chế do nguồn lực, trang thiết bị, điều kiện nghiên cứu chưa được đầu tư tốt như một số nước.
  • >> Bảng kết quả XSVL nhanh vãi. Soi cầu lô kép, dự đoán kết quả xổ số 3 miền.

- Quy trình đào tạo tiến sĩ trong nước như thế nào, thưa bà?

- Theo quy định hiện hành, việc nghiên cứu và bảo vệ luận án gồm nhiều bước: Đầu tiên, cơ sở đào tạo phải đưa ra hướng cần thiết nghiên cứu hoặc người nghiên cứu đăng ký đề tài và được cơ sở đào tạo chấp nhận. Như vậy, phải xác định đề tài có cần thiết nghiên cứu, có ý nghĩa không. Khi đề tài được chấp nhận, nghiên cứu sinh lập đề cương nghiên cứu.

Đề cương phải được thẩm định về chuyên môn. Sau đó, nghiên cứu từng chủ đề nhỏ (các chuyên đề tiến sĩ) cũng phải được người hướng dẫn duyệt và cơ sở đào tạo tổ chức đánh giá.

Những điểm mới của luận án phải được công bố ở các tạp chí khoa học dưới dạng bài báo khoa học. Luận án phải được đánh giá ở cấp bộ môn (đơn vị chuyên môn). Cấp này có thể tổ chức đánh giá luận án nhiều lần, nếu vẫn còn những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung.

Luận án được đánh giá đủ điều kiện, cơ sở đào tạo cho phép nghiên cứu sinh bảo vệ cấp trường (phải có hai người phản biện kín, đồng ý mới được thành lập hội đồng cấp trường...).
  • >> Tường thuật trực tiếp XSHG được update liên tục sau khi ban tổ chúc coi giải.


- Sự đánh giá đối với đề tài luận án có thể chia thành đánh giá xã hội và đánh giá chuyên môn. Chúng ta nên tiếp nhận những đánh giá đó ở những góc độ khác nhau.

Yêu cầu của Quy chế đối với luận án là yêu cầu chung cho hàng trăm ngành nên mang tính định tính, khó có thể định lượng chung cho tất cả các ngành, nên cần phải có chuyên gia của từng ngành đánh giá.

Bộ GD&ĐT là cơ quan quản lý Nhà nước về GD&ĐT, quản lý chất lượng thông qua việc quy định các điều kiện (đăng ký mở ngành, số lượng và trình độ giảng viên…), tiêu chí của luận án, quy trình tổ chức thực hiện để đảm bảo chất lượng trong suốt quá trình đào tạo tiến sĩ.

Một trong các quy định đó là cơ sở đào tạo phải công khai thông tin về bảo vệ luận án và toàn văn luận án chuẩn bị bảo vệ lên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo. Các nhà chuyên môn và mọi người có thể tham khảo, giám sát, phát hiện sai sót…, góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo.

Bộ GD&ĐT cũng tiến hành thẩm định xác suất với khoảng 10% luận án của các cơ sở đào tạo. Khi có đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc có ý kiến phản ánh không tốt về nội dung và chất lượng luận án, Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức thẩm định.

Cơ sở đào tạo kém chất lượng có thể sẽ phải đình chỉ tuyển sinh, không cho phép thành lập hội đồng đánh giá luận án theo quy chế.

- Quy chế có quy định đề tài nghiên cứu tiến sĩ phải mang tính thực tiễn cao?

- Quy chế quy định luận án tiến sĩ phải có đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu hoặc giải pháp mới có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học của lĩnh vực nghiên cứu, giải quyết sáng tạo các vấn đề của ngành khoa học hay thực tiễn kinh tế - xã hội.
  • >>> Để nhận địh kết quả XSBD hãy soạn tin XSCT gửi 8585

Bản nhận xét của những người đánh giá luận án cũng phải đánh giá về vấn đề này.

- Sau thông tin liên quan việc đào tạo tiến sĩ tại Học viện Khoa học Xã hội gây tranh luận trên mạng xã hội, nhiều người đặt câu hỏi việc đào tạo tiến sĩ hiện này có dễ dãi và tràn lan? Quan điểm của bà như thế nào?

- Học viện Khoa học Xã hội được thành lập năm 2010 trên cơ sở tổ chức lại 17 viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS). Đơn vị này đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép đào tạo trình độ tiến sĩ.

Chỉ tiêu của học viện là tổng chỉ tiêu của 17 viện nghiên cứu. Vì thế, nếu tính bình quân, số chỉ tiêu của mỗi cơ sở đào tạo không phải quá lớn.

Theo quy định, một tiến sĩ được hướng dẫn không quá ba nghiên cứu sinh cùng một thời điểm, một phó giáo sư hướng dẫn không quá bốn và giáo sư hướng dẫn không quá năm nghiên cứu sinh. Nếu tính trên số giảng viên, học viện này cũng không vượt chỉ tiêu.

Đánh giá chất lượng không thể căn cứ số luận án được tổ chức bảo vệ trong một thời gian mà phải dựa trên cơ sở các điều kiện đảm bảo chất lượng (giảng viên, cơ sở vật chất…) và giá trị khoa học, tính hữu ích của đề tài luận án.

Đào tạo một tiến sĩ trung bình phải mất 3-4 năm, đó là chưa kể trong quá trình đào tạo còn có người phải dừng lại, người chậm…

Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Thông tư 32 và 57 quy định những tiêu chí chung nhất cho tất cả các cơ sở đào tạo; còn tiêu chí về cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị phải tùy theo yêu cầu của từng ngành đào tạo.

Sau 6 năm thực hiện Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ, Bộ GD&ĐT nhận thấy cần phải nâng chuẩn đào tạo. Từ năm 2015, Bộ GD&ĐT đã có kế hoạch dự thảo Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ mới. Những vấn đề về đào tạo tiến sĩ theo hình thức tập trung, giảm số nghiên cứu sinh trên giảng viên là tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư… đang được đặt ra trong quá trình xây dựng dự thảo.

"Chất lượng đào tạo sẽ được coi là yếu tố quyết định quyền tự chủ của cơ sở đào tạo. Cơ sở đào tạo chất lượng cao sẽ được tự chủ ở mức cao và ngược lại", bà Phụng nói.


0 nhận xét: